Bỏ qua để đến Nội dung

Cần kiểm tra thông tin gì trước khi lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà phố ?

I. Các thông tin cần kiểm tra trước khi lựa chọn nhà thầu:

1. Thông tin cơ bản của nhà thầu

Năng lực pháp lý:

Nhà thầu hay công ty xây dựng có tư cách pháp nhân hay không là một trong những thông tin đầu tiên bạn cần tìm hiểu. Tất nhiên, vẫn có chủ nhà vì nhiều lí do, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, mà sử dụng các nhà thầu, đội nhóm xây dựng chưa đăng kí chính thức. Thế nhưng, chưa bàn đến năng lực thi công, lựa chọn một nhà thầu chịu sự quản lý chính thức của nhà nước luôn đảm bảo cho chủ nhà ít rủi ro hơn về vấn đề quyền lợi khi được pháp luật bảo hộ. Do đó, nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm xây nhà thì lựa chọn nhà thầu/ công ty xây dựng hợp pháp luôn là một sự lựa chọn tương đối an toàn hơn.

Cre pic: Law & Trust International

? Cách kiểm tra:

Ở bước đầu, chủ nhà nên kiểm tra các thông tin như Giấy phép kinh doanh, địa chỉ văn phòng, mã số thuế, tư cách pháp nhân xem:

  • Thông tin có rõ ràng, chính xác, minh bạch hay không?
  • Công ty có còn tồn tại và vẫn đang hoạt động bình thường hay không?


Trên thực tế, không có nhiều công ty công bố Giấy phép kinh doanh mà chỉ cung cấp khi được yêu cầu. Do đó, chủ nhà có thể sử dụng tên công ty hoặc mã số thuế để thay thế tìm kiếm. Một lưu ý nhỏ cho chủ nhà khi tìm kiếm công ty theo tên là nên tra cứu theo tên đầy đủ của nhà thầu, ví dụ như Công ty TNHH A thay vì chỉ là công ty A như thói quen gọi. Bởi lẽ, nếu chỉ nghe giới thiệu qua về tên công ty và tìm kiếm trên các trang như Google thì đôi khi, có rất nhiều kết quả của các công ty tên tương tự trả về và dễ khiến cho chủ nhà nhầm lẫn hay bối rối.

Đối với một số nhà thầu có website hay fanpage, chủ nhà cũng có thể tìm thấy các thông tin về số giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc mã số thuế được thể hiện. Từ đó, chủ nhà có thể tra cứu trên các website tra cứu doanh nghiệp như https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ để kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty.

Ngoài ra, thấy tận mắt, gặp tận mặt là một trong những phương thức mang lại độ an tâm cao  đối với các thông tin cơ bản như địa chỉ văn phòng, nhân viên của một công ty. Nếu không có đủ điều kiện và thời gian để ghé thăm tất cả các “ứng cử viên”, chủ nhà vẫn có thể kiểm tra được tính xác thực trong các thông tin cơ bản, đặc biệt là về mặt pháp lý của các công ty xây dựng qua bên thứ ba.

Đội ngũ nhân sự:

  • Số lượng nhân sự, thành phần nhân sự chủ chốt:

Bên cạnh giám đốc và kiến trúc sư, đội ngũ kỹ sư giám sát, thợ xây dựng cho mỗi công trình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nói lên năng lực nhà thầu; bởi, đây là lực lượng đóng vai trò chính yếu cho sự trôi chảy và hiệu quả của quá trình thi công. Do đó, nếu có khả năng, chủ nhà đừng quên khảo sát trình độ, số lượng của lực lượng nòng cốt này để đánh giá nhà thầu hiệu quả hơn.

  • Tác phong làm việc, cách trao đổi:

Tác phong làm việc của Nhà thầu, thể hiện qua cách trao đổi, quản lý và xử lý công việc, năng suất làm việc cũng là một trong những yếu tố cần nhắc đến.

Chủ thầu luôn tiếp thu ý kiến, sẵn sàng giải đáp tất cả thắc mắc từ phía Chủ nhà và đưa ra những lời khuyên hợp lí dưới góc độ chuyên nghiệp sẽ giúp quá trình trước, trong và sau thi công được thuận lợi hơn.

Để đánh giá được điều này, Chủ nhà có thể chủ động gặp mặt trực tiếp nhà thầu để trao đổi và có cái nhìn sơ lược về tác phong làm việc, năng suất và cách xử lý tình huống của nhà thầu. Đồng thời, chủ nhà cũng đừng bỏ qua sự chỉn chu, chi tiết và tính hợp lí trong báo giá, những điểm phần nào thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như cái “tâm” mà chủ thầu đặt vào cho mỗi công trình.

Thông tin khác:

Chủ nhà cũng có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây để sàng lọc sơ bộ trước những nhà thầu phù hợp với nhu cầu và tình trạng của bản thân để tránh mất thời gian phân vân, chọn lựa quá lâu:

  • Địa bàn hoạt động của nhà thầu:

Xây nhà đòi hỏi sự giám sát kĩ lưỡng và trao đổi, theo dõi chi tiết không chỉ từ chủ nhà mà còn từ phía giám sát công trình, quản lý dự án. Vì thế, nhà thầu có văn phòng, nơi làm việc càng gần với chủ nhà thì sẽ càng thuận tiện cho quá trình di chuyển, kiểm tra và các trao đổi trực tiếp khi cần thiết.  

Ngoài ra, thông thường, các nhà thầu cũng sẽ có nhiều kinh nghiệm và mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu, nhân công ở địa bàn làm việc của mình hơn. Do đó, chủ nhà có thể xem xét kĩ hơn các nhà thầu gần với nơi mình ở, hoặc là các nhà thầu đã từng làm qua các công trình ở khu vực của mình để lựa chọn.

  • Phân khúc khách hàng:

Mỗi nhà thầu sẽ có một phân khúc khách hàng nhất định, thể hiện qua giá trị các công trình đã từng làm và đơn giá trên báo giá cho chủ nhà. Vì thế, để tránh mất thời gian liên hệ, thương lượng với các nhà thầu không phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của bản thân, chủ nhà nên xem sơ lược các giá trị công trình trước đây của công ty cũng như là báo giá sơ bộ được thể hiện trên Fanpage, website để có cái nhìn tổng quan hơn về giá cả. Chủ nhà cũng cần lưu ý xem chi phí công trình/ báo giá tổng quát được đăng tải đã bao gồm các thành phần nào để đưa ra các so sánh chính xác hơn.

2. Năng lực của nhà thầu:

Làm sao để đánh giá năng lực cũng như trình độ chuyên môn của nhà thầu đó là khó khăn lớn nhất của mỗi chủ nhà khi lựa chọn. Theo Xây Tổ Ấm, có 3 nguồn thông tin về năng lực của nhà thầu mà bạn có thể tham khảo : (1)  từ chính nhà thầu cung cấp, (2) từ các công trình mà nhà thầu đã thực hiện, thể hiện qua đánh giá và nhận xét của chủ nhà và (3) từ đánh giá chuyên môn của Kiến trúc sư/ Chuyên gia xây dựng

Thông tin năng lực từ nhà thầu cung cấp:

Chủ nhà có thể xem xét, tham khảo các thông tin về hồ sơ năng lực xây dựng, các chứng chỉ năng lực xây dựng của nhà thầu được đăng tải trên website, fanpage. Các thông tin này thường bao gồm:

  • Chứng chỉ, giải thưởng trong nghề
  • Video/ Hình ảnh đăng tải từ website nhà thầu

Đánh giá khảo sát các công trình đã thực hiện:

Cách nhanh nhất để đánh giá, khảo sát các công trình mà Nhà thầu thực hiện là qua Fanpage và website.  Chủ nhà có thể tham khảo các nội dung đăng tải để có cái nhìn tổng thể, đánh giá được sơ bộ các công trình mà Nhà thầu đã/ đang làm.

Sau khi chọn được các công trình tương tự về quy mô, gia chủ đừng ngần ngại yêu cầu được đến xem, tham quan trực tiếp để khảo sát thực tế chất lượng hay các yếu tố khác liên quan từ chủ đầu tư của công trình (nếu được sự đồng ý). Tuy mất khá nhiều công sức và thời gian, đây được coi là một trong những cách hiệu quả để đánh giá được năng lực công ty.



Một số nội dung mới của QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình