Đầu tiên, trước khi bắt đầu so sánh lựa chọn giải pháp tối ưu cho việc xây nhà của mình, hãy cho chúng tôi biết rõ:
(1) Vị trí lô đất mà bạn đang dự định xây nhà là đất thuê hay đất xây nhà cố định &
(2) Mục đích xây nhà là để kinh doanh, cho thuê, làm nhà kho nhà xưởng hay xây để ở lâu dài.
Khi đã xác định được 2 vấn đề trên rồi thì chúng ta bắt đầu so sánh khách quan như sau:
Nhà lắp ghép là gì? Mục đích & Xu hướng hiện nay?
(Ảnh minh họa: nguồn công ty TNHH DAIS Việt Nam)
Nhà lắp ghép là gì? Nhà lắp ghép hay còn được gọi bằng các cái tên khác như Nhà kết cấu thép, Nhà khung thép, Nhà thép tiền chế.... Bạn có thể hiểu đó là kiểu nhà được lắp ghép với nhau từ những bộ phận riêng lẻ. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà như Cột, Dầm, Tường, Mái, Cửa sổ, Cửa đi… đều được tính toán và sản xuất chính xác tại nhà máy theo từng mô đun và sau khi hoàn thiện sẽ được mang ra công trường để tiến hành lắp ghép. Những bộ phận tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh sẽ được liên kết với nhau bằng vít và bu lông.
Mục đích: Kiểu nhà này được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng cũng như chi phí khi xây dựng. Sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn đảm bảo các yêu cầu về độ chắc chắn cũng như độ an toàn cho người dùng.
Xu hướng hiện nay: Mô hình này không chỉ phổ biến với nhà ở mà còn được sử dụng nhiều ở công trình, các khu biệt thự resort mang phong cách riêng, nhà kho, siêu thị, nhà hàng, quán karaoke… Sự linh hoạt trong việc ứng dụng đã mang đến nhiều điểm cộng cho mẫu nhà này, đó cũng là lý do tại sao xu hướng xây nhà lắp ghép tại Việt Nam đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
(Ảnh minh họa: Thi công khung thép nhà lắp ghép của công ty TNHH DAIS Việt Nam)
Ưu điểm của Nhà lắp ghép
Vậy Ưu điểm của Xây nhà lắp ghép so với Xây nhà khung bê tông cốt thép truyền thống cụ thể như thế nào?
-
Tiết kiệm thời gian thi công tại công trường
Do hầu hết các cấu kiện chính cấu thành ngôi nhà được tính toán thiết kế & sản xuất tại nhà máy theo mô đun lắp ghép sẵn, việc thi công lắp ghép hoàn thiện bên ngoài công trường rất là nhanh chóng & đạt được độ chính xác cao.
Thông thường, thời gian Xây nhà lắp ghép chỉ mất khoảng từ 1-3 tháng so với trung bình từ 8 tháng đến 1 năm khi xây dựng 1 căn nhà bằng bê tông cốt thép truyền thống.
-
Tiết kiệm được chi phí xây dựng
Xây nhà lắp ghép cũng được xem như một phương án tiết kiệm chi phí hơn cho gia chủ do đã được tính toán tối ưu hóa cũng như đã lựa chọn từng loại vật tư, vật liệu lắp ghép ngay từ bước thiết kế ban đầu, đặc biệt là khi hiện nay chi phí xây dựng nhà khung bê tông cốt thép truyền thống là khá cao, chưa tương xứng với tiện nghi và công năng của chúng mang lại và đôi khi có phần lãng phí vì những sai sót trong quá trình thi công.
Theo anh Nguyên- Giám đốc công ty DAIS chuyên về nhà lắp ghép tại Việt Nam, đối tác của chúng tôi, nhận xét “Chi phí xây dựng nhà lắp ghép với nhà có diện tích lớn hơn 500m2 thì sẽ tiết kiệm khoảng 15-20% kinh phí so với nhà truyền thống. Còn với diện tích nhỏ thì giá thành tương đương nhà truyền thống.”
(Ảnh minh họa: thi công khung nhà thép của công ty TNHH DAIS Việt Nam)
-
Sự tiện lợi & Chất lượng đồng nhất
Nhà lắp ghép rất linh hoạt trong việc vận chuyển, tháo rời, lắp ghép cũng như thay thế & nâng cấp các cấu kiện trong ngôi nhà. Hầu hết nhà lắp ghép đều sử dụng các loại vật liệu nhẹ, dễ dàng thiết kế, gia công chế tạo hàng loạt & lắp ghép nhanh chóng.
Chất lượng của các loại vật liệu nhà lắp ghép mang tính đồng nhất & rất thân thiện với môi trường, có thể kiến tạo nhiều ý tưởng thẩm mỹ mà nhà truyền thống khó làm được, ví dụ như vật liệu tường ngoài nhà làm bằng các tấm ốp tường hiện đại khác xa với vật liệu xây nhà truyền thống bằng xây trát vữa xi măng…
-
Tính thẩm mỹ & Độ an toàn
Đương nhiên, nhà lắp ghép có tính thẩm mỹ cao hơn nhờ tính linh hoạt trong lắp ghép & chế tạo đồng loạt mà xây Nhà khung bê tông cốt thép truyền thống không có được.
Nhiều quan niệm vẫn cho rằng làm nhà khung bê tông cốt thép truyền thống sẽ đảm bảo được tính an toàn và chắc chắn. Thế nhưng, an toàn ở đây là theo khái niệm cũ “ăn chắc mặc bền”. Ngày nay, ở thời đại công nghệ 4.0 thì độ an toàn của hai loại nhà này là tương đương nhau vì nó tùy thuộc vào giá thành đầu tư cũng như việc sử dụng các loại vật liệu phù hợp cho từng loại công trình.
-
Nhà ở lắp ghép có thể tháo lắp & tái sử dụng
Nhà lắp ghép có thể dễ dàng tháo lắp di chuyển đến nơi khác vì công cụ lắp ghép khá đơn giản. Do đó, đây là giải pháp rất phù hợp với công trình trên lô đất thuê có thời hạn hay cho việc đầu tư, tái sử dụng lại cho các công trình kinh doanh thương mại cần nâng cấp, cải tạo, chuyển vị trí mới trong tương lai.
(Ảnh minh họa: thi công khung nhà thép của công ty TNHH DAIS Việt Nam)
Nhược điểm của Nhà lắp ghép
Vậy, nhược điểm của Nhà lắp ghép so với Nhà khung bê tông cốt thép truyền thống cụ thể là gì?
- Tuổi thọ công trình
Kết cấu lắp ghép kém bền vững lâu dài so với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống.
- Kết cấu khung có tính chịu lửa kém hơn
Thông thường, kết cấu khung thép dễ bị biến dạng hơn so với kết cấu khung bê tông cốt thép khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Cần không gian rộng rãi cho thi công lắp đặt
Khi sử dụng nhà lắp ghép, không gian cần phải rộng rãi, đủ cho việc lắp dựng bằng máy móc thiết bị cẩu lắp.