Bỏ qua để đến Nội dung

Xây nhà phần hoàn thiện là gì? Các lưu ý trong quá trình thi công

Xây nhà phần hoàn thiện là gì?


Xây nhà phần hoàn thiện là phần việc được thực hiện sau khi hoàn tất quá trình xây dựng phần thô. Đây là giai đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo nên tính thẩm mỹ, phong cách riêng cho ngôi nhà cũng như đảm bảo được những tính năng sinh hoạt nhất định và không gian sống hoàn hảo nhất. 

Phần hoàn thiện nhà là giai đoạn rất dễ phát sinh các chi phí khác. Chính vì thế, gia chủ cần dành thời gian để tìm hiểu thông tin để lập kế hoạch hoàn hiện nhà một các tiết kiệm và hợp lý cho công đoạn này. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần một khoảng kinh phí dự trù cho các trường hợp phát sinh để đảm bảo quá trình hoàn thiện nhà diễn ra thuận lợi.

Giải pháp thực hiện phần hoàn thiện phổ biến

Để xây dựng phần hoàn thiện nhà, gia chủ thường có hai lựa chọn:

1. Các đội thợ hồ đơn lẻ

Thuê các đội thợ hồ riêng lẻ là một phương án khá tiết kiệm chi phí bởi quá trình hoàn thiện nhà bao gồm rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên, gia chủ phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm các đội thợ hồ phù hợp với từng công đoạn, từng công việc. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều đội thi công riêng lẻ cùng làm việc với nhau sẽ dễ dẫn đến các vấn đề mất phương hướng khi xây dựng, xuất hiện những sai sót nhưng không có người chịu trách nhiệm do các nhân công không hiểu ý nhau và không có người đứng đầu quản lý. Chính vì vậy, gia chủ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chựa phương án này, tránh vì những khoản tiền tiết kiệm nhỏ mà gây ra những rắc rối không đáng có, khiến ngôi nhà không đúng với nguyện vọng của mình.

2. Đơn vị thi công chuyên nghiệp

Hiện nay, phương án thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp để hoàn thiện ngôi nhà của chính mình đang là lựa chọn tối ưu nhất. Điểm nổi bật nhất của phương án này là đơn vị thi công có người quản lý, có người chịu trách nhiệm, các công đoạn được sắp xếp hợp lý, tuần tự và thống nhất. Đặc biệt gia chủ có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ những người giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng phần hoàn thiện nhà. Do đó, hiệu quả công việc sẽ được cam kết cẩn thận, ngôi nhà hoàn thiện đúng như mong muốn của gia chủ. Tuy nhiên, bạn phải chi trả một khoản phí cao hơn cho phương án này.

Xem thêm: Xây nhà trọn gói là gì?

Phần hoàn thiện bao gồm những gì?

Xây nhà phần hoàn thiện là công đoạn quyết định tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bao gồm 2 giai đoạn chính:

1. Chuẩn bị trước khi thi công

Các công việc trong giai đoạn chuẩn bị trước khi thi công có vẻ đơn giản nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng, cần được tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận, bao gồm:

  • Lựa chọn phương án thực hiện phần hoàn thiện: đội thợ hồ đơn lẻ hoặc đơn vị thi công chuyên nghiệp
  • Lựa chọn phong cách thiết kế cho ngôi nhà: phong cách hiện đại, tối giản,...
  • Lên kế hoạch thiết kế chi tiết cho từng không gian: phòng ngủ, nhà vệ sinh,..
  • Dự toán mức chi phí hoàn thiện: nhân công, vật liệu hoàn thiện, nội thất
  • Ký hợp đồng thi công phần hoàn thiện nhà

2. Thi công hoàn thiện ngôi nhà

Quá trình xây nhà phần hoàn thiện được thực hiện theo thứ tự các hạng mục:

  • Trát tường: Trát tường được thực hiện sau khi tường có đủ thời gian để đạt độ khô hợp lý ( trong trường hợp tường quá khô, tường nên được làm ẩm lại bằng nước sạch). Người thi công sẽ bắt đầu mài tường bằng đá mài để loại bỏ những tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bám dính của lớp bột bả. Điều này sẽ giúp bề mặt tường trở nên bằng phẳng hơn. Sau đó, người thợ sửa dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và vệ sinh bụi bẩn sót trên tường bằng máy nén khí hoặc khăn sạch thấm nước. Cuối cùng, tường sẽ được trát bả cẩn thận, đảm bảo độ láng và không có vết nứt.
  • Láng nền: Công đoạn láng nền được thực hiện trước khi nền được lát gạch. Thông thường, người thợ sẽ láng nền bằng hồ dầu (xi măng trộn nước), vữa để làm phẳng bề mặt vừa xây dựng. Trong trường hợp nền quá khô và được láng bằng bê tông, người thợ phải phá bỏ mặt bê tông đó, dọn sạch và làm láng lại rồi mới lát sàn. 

  • Ốp sàn, ốp tường: Hạng mục này được thực hiện sau khi láng nền và trước khi nền khô hoàn toàn. Đây là hạng mục có vai trò làm tăng tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như đảm bảo tối ưu công năng cho ngôi nhà. Hơn nữa nó giúp ngôi nhà có thêm một lớp áo để bảo vệ lớp kết cấu bên trong giúp ngôi nhà tăng tuổi thọ. Do đó, mạch lát phải khít, bằng phẳng không có gờ hay nổi cộm, đầy vữa và không bị ố bề mặt.  
  • Sơn, vôi tường: Trước khi sơn, tường sẽ được phủ một lớp vôi bằng phẳng, đều màu, không có vết ố và không loang lổ. Sau đó, người thợ sẽ quét 1 hoặc 2 lớp sơn màu, sơn bóng lên tường. Tường cần phải được sơn cẩn thận, bóng, đều , không có bọt khí hay xuất hiện các vết nứt.
  • Lắp đặt hệ thống điện, nước: Hệ thống điện, nước thường được thiết kế âm tường do đó, chúng phải được thiết kế chính xác, có sơ đồ rõ ràng và phải được kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt là tại các đầu nối để đảm bảo kỹ thuật trước khi khi lắp đặt.
  • Sắp xếp nội thất: Thông thường, nội thất sẽ được chia theo nhóm và lắp đặt theo thứ tự từ những nội thất dính liền tường như hệ thống vệ sinh, cửa, điện nước đến nội thất hoàn thiện. Việc sắp xếp nội thất dính liền như bồn rửa tay, bồn tắm, ổ điện, … cần được tính toán vị trí cẩn thận, hợp lý. Các nội thất hoàn thiện như tivi, tủ đồ, bàn ghế,... nên được bố trí theo thiết kế nội thất, đảm bảo sự hài hòa cho không gian.
  • Một số hạng mục khác: dọn dẹp sàn nhà, làm sạch nhà, xử lý phần mép,mái nhà,...

3. Bàn giao và kiểm tra các hạng mục

Sau khi các đơn vị thi công đã thực hiện xong, chủ nhà cần kiểm tra các hạng mục và chất lượng của ngôi nhà để phòng tránh những vấn đề như sai sót khi thi công, đánh tráo nội thất,...trước khi ký vào biên bản bàn giao. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần kiểm tra:

  • Cửa sổ, cửa ra vào có bị lệch hay gặp khó khăn khi đóng-mở không?
  • Vị trí và số lượng ổ cắm điện có phù hợp với vị trí các thiết bị điện và sử dụng bình thường không?
  • Ổ khóa, ray trượt ngăn kéo có bị hỏng, rỉ hay kẹt không?
  • Các thiết bị điện có sử dụng bình thường không?
  • Sàn nhà có bằng phẳng, đều và đúng yêu cầu không?
  • Tường có được xử lý cẩn thận hay bị rộp không?
  • Đối lại mật khẩu các loại khóa trong nhà
  • Lực nước có đủ mạnh không?
  • Bạn chỉ nên ký vào biên bản bàn giao khi đã kiểm tra toàn bộ ngôi nhà và không gặp các vấn đề hư hại nào.

Một số lưu ý khi xây nhà phần hoàn thiện

Dưới đây là những lưu ý khi xây nhà phần hoàn thiện nhà thô mà gia chủ nên biết để theo dõi và kiểm tra chất lượng công trình:

  • Khi trát tường, chất lượng vữa phải tốt, đạt chuẩn để đảm bảo độ mịn của tường trước khi sơn
  • Trước khi sơn bả tường, lớp sơn lót cần được trát mịn và sơn kỹ, sơn đủ 2 lớp để đảm bảo tính thẩm mỹ và chuẩn màu cho tường
  • Sơn bả tường nên sử dụng sơn gốc nước để bảo vệ sức khỏe và tránh tình trạng tường bị phồng rộp do ẩm
  • Khi láng sàn, lớp xi măng cần cán phẳng và đủ độ mịn
  • Chất liệu lốp sàn sẽ thể hiện phong cách của ngôi nhà, do đó, gia chủ phải cân nhắc cẩn thận các ưu - nhược điểm của chất liệu ốp sàn trước khi lựa chọn
  • Hệ thống điện nước cần thực hiện theo đúng bản vẽ và được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn để dễ dàng kiểm tra  và đảm bảo chất lượng
  • Bạn nên có sơ đồ thiết kế nội thất hoàn chỉnh để tiết kiệm thời gian lắp đặt
  • Các chất liệu sử dụng trong thiết kế nội thất phải đảm bảo các yêu cầu về công năng sử dụng, phong cách, không gian thiết kế
  • Đối với không gian nhỏ, hẹp, gia chủ nên lựa chọn nội thất, màu sắc nhẹ nhàng, đơn giản để không gian trở nên thoáng đãng hơn
  • Màu sắc, phong cách của toàn bộ nội thấp phải thống nhất, hài hòa

Những sai lầm các gia chủ thường hay mắc phải

Nếu đây là lần đầu tiên xây nhà hoặc chưa có kinh nghiệm hoàn thiện phần xây thô, chủ nhà rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình hoàn thiện, điển hình như:

  • Xu hướng chọn vật liệu theo số đông: Hiện nay, nhiều gia chủ có xu hướng lựa chọn vật liệu theo số đông hoặc những nhãn hàng nổi tiếng, có tên tuổi. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều vật liệu nội thất. Việc tìm hiểu kỹ về các loại vật liệu sẽ giúp gia chủ có những lựa chọn sáng suốt hơn khi lựa chọn nội thất, tiết kiệm chi phí xây dựng. 
  • Chọn vật liệu mà không tìm hiểu kỹ về đặc tính vật lý của thiết bị: Nhiều gia chủ chỉ lựa chọn nội thất dứa trên màu sắc, sở thích, kiểu dáng của chúng mà không để ý đến sự khác biệt trong tính năng của các vật liệu. Việc quan tâm đến tính năng của vật liệu sẽ giúp gia chủ lựa chọn đúng và sử dụng được tối đa các tính năng của chúng.
  • Lựa chọn vật liệu không đồng nhất: Sự đa dạng của các vật liệu nội thất trên thị trường sẽ khiến gia chủ rơi vào tình trạng hoang mang và mong muốn mang tất cả về nhà. Tuy nhiên, các món đồ nội thất, vật liệu nội thất cần được thống nhất, phù hợp với phong cách thiết kế và có liên kết chặt chẽ với nhau.

Hiện nay, nhiều trường hợp chủ thầu chủ quan và muốn đẩy nhanh tiến độ dẫn đến những sai sót trong các công đoạn thi công và thiết kế nội thất phần hoàn thiện. Điều này khiến ngôi nhà mất tính thẩm mỹ, gặp nhiều vấn đề khi sử dụng. Hiểu được vai trò của giai đoạn xây nhà phần hoàn thiện sẽ giúp ngôi nhà của bạn có được vẻ đẹp hoàn mỹ, đảm bảo các công năng sử dụng và có một không gian sống đúng như mong đợi.  



Ánh sáng tự nhiên - Một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất