Bỏ qua để đến Nội dung

16+ Lưu ý về phong thuỷ khi xây nhà mà bạn cần nắm rõ

1. Xem tuổi khi xây nhà

Từ các quan niệm văn hoá của người Việt, việc xem tuổi khi làm nhà là việc cần thiết và quan trọng. Việc xem tuổi xây nhà cần được tiến hành từ khi bạn có ý định xây nhà để bạn có thể chuẩn bị tâm lý tốt và có kế hoạch thi công cụ thể.

Sau đây là một số kinh nghiệm xem tuổi khi xây nhà:

1 - Xem tuổi chủ nhà là nam

Dân gian xưa truyền lại câu nói: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Đàn ông được coi là trụ cột gia đình, đứng ra gánh vác các công việc lớn trong nhà. Không chỉ là tuổi làm nhà, ngay cả việc chọn ngày giờ động thổ, đổ mái đều xem từ tuổi của người đàn ông.

Trong trường hợp nhà không có đàn ông, có thể lấy tuổi của chủ nhà là nữ. Tuy nhiên, tốt nhất nên tiến hành mượn tuổi.Thủ tục mượn tuổi sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

2 - Xem tuổi làm nhà kiêng kỵ 3 hạn lớn

Khi lựa chọn tuổi làm nhà, chủ nhà cần tránh 3 đại hạn: Tam tai, Kim lâu và Hoang ốc để đảm bảo cuộc sống sau này gặp nhiều thuận lợi và tránh những điều xui rủi.

  • Hạn Tam Tai: Xem tuổi xây nhà nên tránh hạn Tam Tai vì theo quan niệm ngũ hành, Tam tai có nghĩa là 3 năm liên tiếp đều gặp những điều xui rủi, không may mắn. Tam tai được xem là một quy luật tuần hoàn trong cuộc đời mỗi người, xuất hiện 12 năm/lần.
  • Hạn Kim Lâu (chỉ tính cho nam giới): Tục ngữ Việt có câu “Một, ba, sáu, tám Kim lâu/ Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu thì đừng”. Năm tuổi Kim Lâu là đại kỵ để tiến hành các công việc trọng đại của đời người như cưới hỏi, làm nhà,… bởi sẽ gây ra những chuyện không may mắn.
  • Hạn Hoang Ốc: Hoang ốc có nghĩa là một ngôi nhà hoang. Người xưa quan niệm rằng, nếu làm nhà mà phạm phải cung Hoang Ốc xấu thì công việc, sức khỏe, quan hệ gia đình sẽ không được tốt.

3 - Cách hóa giải tuổi xấu khi làm nhà

Nếu có dự định xây nhà nhưng không được tuổi, chủ nhà có thể “mượn” người có độ tuổi phù hợp để động thổ xây nhà. Người mình mượn tuổi nên từ 30 đến 60, bởi những người ở độ tuổi này đã có sự chín chắn và thành đạt. 

Thủ tục mượn tuổi được tiến hành như sau:

Bước 1: Chủ nhà tìm người mượn tuổi (người đang có tuổi đẹp).

Bước 2: Hai bên cần phải trao đổi các thủ tục, sau đó chủ nhà sẽ làm giấy bán nhà cho người được mượn tuổi.

*Lưu ý rằng giấy bán nhà chỉ mang tính chất tượng trưng để dâng lên thần linh.

Bước 3: Khi động thổ, người được mượn tuổi sẽ thay mặt gia chủ làm lễ với thần linh, sau đó cuốc 5 hoặc 7 cái theo hướng đẹp để động thổ. Trong thời gian tiến hành làm lễ, gia chủ nên tránh mặt, ra khỏi nhà. Khi nào làm lễ xong mới có thể quay lại.

Bước 4: Trong quá trình làm nhà, khi đổ mái hay xây cổng...người được mượn tuổi cũng sẽ đóng vai trò thay chủ nhà, đứng ra làm lễ với tổ tiên và thần linh.

Bước 5: Sau khi nhập trạch xong, gia chủ sẽ làm giấy mua lại nhà với giá cao hơn khi bán. (tượng trưng để dâng lên thần linh).

Như vậy thủ tục mượn tuổi đã hoàn tất.

Từ các quan niệm văn hoá của người Việt, việc xem tuổi khi làm nhà là việc cần thiết và quan trọng, mang đến may mắn cho chủ nhà

2. Lựa chọn ngày và giờ tốt làm nhà

Lựa chọn ngày và giờ tốt cũng là một nguyên tắc quan trọng trong phong thuỷ. Ngày và giờ đẹp mang đến những điều tốt lành và giúp gia chủ đón tài lộc, thịnh vượng về nhà mới. Trong quá trình xây nhà, có 3 mốc thời gian mà chủ nhà cần chú ý để lựa chọn ngày và giờ phù hợp:

  • Động thổ (Bước khởi công đầu tiên cho công trình mới)
  • Cất nóc (Hoàn thiện phần khung nhà)
  • Nhập trạch (Chủ nhà dọn vào nhà mới)

Một số lưu ý giúp chủ nhà chọn được ngày và giờ xây nhà phù hợp:

1 - Chọn ngày

Nguyên tắc để chọn ngày xây dựng nhà mới như sau:

  • Chủ nhà không chọn ngày xung khắc với tuổi của mình hoặc tuổi của người được mượn.
  • Ngày được chọn nên là các ngày Hoàng Đạo, đồng thời hợp mệnh, hợp tuổi với chủ nhà sẽ thuận lợi cho công việc khởi công xây dựng.

Chủ nhà có thể tham khảo bảng tính ngày Hoàng đạo dưới đây:

Tháng âm lịch

Ngày Hoàng đạo

Tháng 1 & 7

Tý, Sửu, Tỵ, Mùi

Tháng 2 & 8

Dần, Mão, Mùi, Dậu

Tháng 3 & 9

Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi

Tháng 4 & 10

Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu

Tháng 5 & 11

Sửu, Mão, Thân, Dậu

Tháng 6 & 12

Mão, Tỵ Tuất, Hợi

Chủ nhà có thể xem các cuốn lịch treo tường, lịch vạn niên để biết ngày hoàng đạo trong tháng đó là những ngày nào để có những tính toán phù hợp.

2 - Chọn giờ

Cách chọn giờ đẹp để xây nhà theo phong thuỷ như sau:

  • Chủ nhà tuyệt đối tránh các giờ Sát chủ, giờ Thọ tử để tiến hành các công việc quan trọng như đào móng, cất nóc nhà.
  • Giờ được chọn tốt nhất là các khung giờ Hoàng đạo, hợp mệnh và hợp tuổi với chủ nhà.

Theo cách tính dân gian xưa, một ngày sẽ có 12 giờ tương đương với 12 con giáp. Để xác định giờ hoàng đạo, 12 con giáp sẽ được chia thành 6 cặp: Dần – Thân, Mão – Dậu, Thìn – Tuất, Tỵ – Hợi, Tý – Ngọ, Sửu – Mùi.

Người Việt tính giờ Hoàng đạo dựa trên một bài thơ lục bát cổ có 14 chữ, từ đó rút ra khung giờ Hoàng đạo như sau:

Ngày âm lịch

Giờ Hoàng Đạo

Dần, Thân

Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất

Mão, Dậu

Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu

Thìn, Tuất

Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi

Tỵ, Hợi

Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

Tý, Ngọ

Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu

Sửu, Mùi

Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi

Trong quá trình xây nhà, có 3 mốc thời gian mà chủ nhà cần chú ý để lựa chọn ngày và giờ phù hợp: động thổ, cất nóc và nhập trạch

3. Hình dáng mảnh đất

Người xưa quan niệm, hình dáng mảnh đất khác nhau sẽ có những nguồn năng lượng lưu thông khác nhau. Mảnh đất đẹp để xây nhà có hình dáng vuông vắn, không có nhiều góc cạnh; thể hiện sự vững chãi, ổn định và cân bằng.

Trong trường hợp đất có hình dạng không đẹp như có nhiều góc nhọn (hình bình hành, hình tam giác…) hoặc có hình chiếc búa (đất chữ L) chủ nhà vẫn có thể tìm cách hoá giải.

Ví dụ, thế đất hình thang có một góc nhọn, chủ nhà nên xây nhà lệch về phía phần đất vuông vắn, phần đất nhọn nhô ra có thể sử dụng làm sân vườn trồng cây. Hoặc như thế đất hình bán nguyệt, chủ nhà có thể xây nhà ở giữa mảnh đất để tạo thành hình nửa đồng tiền xu, không chỉ hoá giải phong thuỷ mà còn tốt cho tài lộc sau này.

Mảnh đất đẹp để xây nhà có hình dáng vuông vắn, không có nhiều góc cạnh; thể hiện sự vững chãi, ổn định và cân bằng

4. Vị trí mảnh đất

1 - Vị trí, thế đất tốt để xây dựng nhà ở

Vị trí đất tốt theo phong thuỷ là các vị trí có dòng năng lượng tập trung, rất có lợi cho sức khỏe tinh thần và hỗ trợ cho con đường công danh sự nghiệp của chủ nhà. Dân gian xưa đã đúc kết kinh nghiệm chọn vị trí đất xây nhà bằng câu thành ngữ quen thuộc “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”.

  • “Nhất cận thị”: Thị nghĩa là chợ. Chủ nhà nên ưu tiên lựa chọn các mảnh đất ở gần các khu trung tâm mua sắm, các trung tâm thương mại, chợ dân sinh, siêu thị...
  • “Nhị cận giang”: Nghĩa là gần sông. Những mảnh đất gần nguồn nước thường có sinh khí dồi dào, mang đến tài lộc, phú quý theo quan niệm của phong thuỷ.
  • “Tam cận lộ”: Nghĩa là gần đường. Mảnh đất gần đường sẽ thuận lợi hơn cho việc đi lại, giao thương, buôn bán,…

Ngoài ra, một mảnh đất có địa thế tốt bao gồm các yếu tố như sau:

  • Thanh long: Phía bên trái, hướng nhìn ra ngoài có dòng nước chảy.
  • Bạch Hổ: Phía bên phải, hướng nhìn ra ngoài có con đường lớn hoặc gò đất cao.
  • Huyền Vũ: Phía sau có núi cao hoặc nhà cao tầng.
  • Chu tước: Phía trước quang đãng, thoáng rộng.

Hình dung dễ hiểu, thế đất tốt cho phong thuỷ là nơi tụ khí tốt, phía trước thấp, phía sau cao, phần hai bên con như hình vòng cung để giữ lấy dòng khí tụ. Xây nhà trên mảnh đất đó giúp chủ nhà làm ăn phát đạt, con đường công danh sự nghiệp rộng mở.

Vị trí đất tốt theo phong thuỷ là các vị trí có tụ khí tốt, rất có lợi cho sức khỏe tinh thần và hỗ trợ cho con đường công danh sự nghiệp của chủ nhà

Trên thực tế, với mật độ xây dựng cao hiện nay, những ngôi nhà phố rất khó để tìm được thế đất này.

2 - Vị trí, thế đất xấu

Một số vị trí nên tránh mua đất làm nhà:

  • Đất gần các vị trí sau: Chùa miếu, nghĩa trang, bệnh viện, đường tàu,… vì những nơi này có nguồn âm khí mạnh mẽ, có thể tác động xấu đến tinh thần của các thành viên trong gia đình.
  • Thế đất xấu: Thế đất phía trước cao, phía sau thấp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển, con đường công danh sự nghiệp của chủ nhà.
  • Đất xây nhà đối diện hay trong cùng của ngõ cụt: Vị trí này không những đi lại bất tiện mà còn biểu hiện cho vận khí không lưu thông, có thể gây ra nhiều bất lợi cho chủ nhà

5. Hình dáng ngôi nhà

Ngôi nhà đẹp là ngôi nhà có hình dạng đăng đối, hài hoà. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, một ngôi nhà có quá nhiều góc cạnh có thể vô tình phát ra mũi tên độc, cản trở sự phát triển của chủ nhà.

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên tránh thiết kế xây nhà theo các hình dáng lạ không cân đối, bị khuyết góc. Theo phong thủy, những kết cấu như vậy dễ mang đến tai họa, thị phi cho các thành viên trong gia đình.

Ngôi nhà đẹp là ngôi nhà có hình dạng cân đối, hài hoà

6. Hướng nhà phong thuỷ

Nguyên tắc phong thuỷ xác định hướng nhà dựa theo theo Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch.

  • Đông Tứ Trạch bao gồm 4 hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.
  • Tây Tứ Trạch  bao gồm 4 hướng: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Nam.

Người thuộc Đông Tứ mệnh nên lựa chọn xây cất nhà cửa theo các hướng thuộc nhóm Đông Tứ Trạch để mang đến may mắn, bình an và tài lộc dồi dào. Ngược lại, người thuộc Tây Tứ mệnh thì chọn hướng nhà thuộc nhóm Tây Tứ Trạch.

Nguyên tắc phong thuỷ xác định hướng nhà dựa theo theo Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch

7. Hướng cửa chính

Cửa chính là nơi dòng khí lưu thông, là nơi đón khí vào nhà nên phải có vị trí lý tưởng. Khi lựa chọn hướng cửa chính, chủ nhà cần lưu ý những điểm sau:

  • Hướng cửa chính thuộc các cung tốt là Thiên Y, Phước Đức, Sinh Khí, Phục Vị (tương ứng với các hướng Tây Nam, Chánh Tây, Tây Bắc, Đông Bắc). Trong đó, cung sinh khí được đánh giá là hướng cửa chính tốt nhất cho công trình nhà ở. 
  • Cửa chính cũng không nên bố trí đối diện cửa hậu, bởi điều này sẽ gây ra thất thoát về tiền bạc.
  • Không treo gương đối diện cửa chính bởi điều này có thể thu hút tà khí, gây ra nhiều bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của thành viên trong gia đình.

Các hướng Thiên Y, Phước Đức, Sinh Khí, Phục Vị tính theo sơ đồ bát quái

8. Hướng cổng nhà

Cổng là cửa vào đầu tiên của các luồng khí và đồng thời là bộ mặt đại diện của cả ngôi nhà. Do đó, việc thiết kế cổng nhà cũng cần đáp ứng một số nguyên tắc phong thuỷ.

Thiết kế cổng luôn cần có sự cân đối và hài hòa. Kích thước cổng không nên quá lớn bởi sẽ khiến tài lộc bị phân tán, nhưng nếu cổng quá nhỏ thì cũng không đảm bảo tiếp đủ năng lượng cho ngôi nhà.

Ngoài ra, chủ nhà cũng cần quan tâm để vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn cổng vào nhà. Tùy thuộc theo cung của gia chủ mà lựa chọn màu sắc, hướng cổng, vật liệu sao cho phù hợp.

Ví dụ, nếu chủ nhà mệnh Kim thì tránh xây cổng theo hướng Nam (vì hướng này thuộc hành Hoả, xung khắc với mệnh Kim). Cổng nên được làm bằng chất liệu kim loại, sử dụng các màu trắng hoặc xám ánh kim.

'Thiết kế cổng luôn phải phù hợp với kích thước cửa chính, sự cân đối và hài hòa giữa các yếu tố luôn là nguyên tắc trong phong thủy

9. Khu vực bếp nấu

Không gian bếp là nơi giữ lửa gia đình, vì thế thiết kế khu vực bếp nấu cũng cần tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ. Khi thiết kế bếp theo phong thủy, chủ nhà cần chú ý đến hướng bếp, vị trí bếp và các yếu tố phụ như: chất liệu tủ bếp, hướng cửa sổ trong bếp.

Những điều kiêng kỵ khi thiết kế không gian bếp:

  • Hướng bếp: Vì bếp mang tính hoả, do đó chủ nhà nên tránh bố trí nhà bếp theo hướng Bắc vì hướng này mang phương vị Thuỷ.
  • Vị trí bếp: Vị trí đặt bếp không nên ở kẹp giữa hai thứ có yếu tố Thủy như máy giặt, tủ lạnh và bồn chậu rửa bát bởi điều này sẽ xây ra xung đột giữa các nguồn năng lượng. Ngoài ra, không nên đặt bếp nấu đối diện nhà vệ sinh vì nơi này tập trung nhiều uế khí, sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng trong những bữa ăn.

Không gian bếp là nơi giữ lửa gia đình, vì thế thiết kế khu vực bếp nấu cũng cần tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ

10. Khu vực vệ sinh

Nhà vệ sinh được xem là khu vực có hung khí mạnh nhất trong nhà. Do đó bố trí nhà vệ sinh thường tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng hung”, tức là dùng hung khí để áp chế hung khí. Vị trí đặt nhà vệ sinh cũng nên xem tuổi và mệnh của chủ nhà. Ngoài ra, khi thiết kế vị trí nhà vệ sinh, chủ nhà tuyệt đối không đặt đối diện nhà bếp, bàn thờ, giường ngủ hoặc cửa chính.

Bố trí nhà vệ sinh thường tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng hung”, tức là dùng hung khí để áp chế hung khí

11. Thiết kế cầu thang

Cầu thang giống như xương sống của ngôi nhà, có vai trò kết nối các tầng nhà với nhau. Theo quan điểm phong thuỷ, cầu thang được xem là phương tiện vận chuyển năng lượng cho toàn bộ ngôi nhà.

Để thiết kế cầu thang hợp phong thuỷ, chủ nhà nên chú ý đến vị trí đặt cầu thang, chất liệu thanh chắn, màu sắc đá ốp hợp với mệnh của chủ nhà. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần tính toán cẩn thận số bậc cầu thang theo bậc Trường Sinh, đúc kết một cách dễ hiểu như sau:

Kiến trúc ngũ hành

Số bậc cầu thang đẹp

Nhà thuộc hành Thuỷ

(kiến trúc không đồng đều, được trang trí bằng nhiều chi tiết liên quan đến nước như hòn non bộ, thác nước…)

1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23...

Nhà thuộc hình Mộc

(mái hình trụ, cột, những ngôi nhà hình Mộc thường có màu xanh lá cây)

1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…

Nhà thuộc hình Thổ (mái nhà thẳng, dài, thấp)

1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…

Nhà thuộc hình Hỏa (mái nhọn, có hình chóp, kim tự tháp)

3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…

Nhà thuộc hình Hỏa (mái nhọn, có hình chóp, kim tự tháp)

1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…

Một số điều kiêng kỵ mà chủ nhà cần tránh khi thiết kế cầu thang như:

  • Đối diện với bếp.
  • Đặt chính giữa, chia đôi căn nhà.
  • Nhìn thẳng ra cửa chính.
  • Cầu thang bị thiếu ánh sáng.
  • Cầu thang xây có độ dốc cao.
  • Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh.
  • Cầu thang bị thiếu ánh sáng.

Theo quan điểm phong thuỷ, cầu thang được xem là phương tiện vận chuyển khí đi khắp ngôi nhà

12. Vị trí đặt bàn thờ 

Bàn thờ là nơi trang nghiêm nhất, nơi thờ cúng gia tiên trong nhà. Do đó, vị trí và hướng đặt bàn thờ cần tuân thủ những nguyên tắc phong thuỷ: Toạ cát hướng cát (đặt bàn thờ ở vị trí tốt và nhìn ra hướng có phương vị tốt) hoặc tọa hung hướng cát (có thể đặt bàn thờ ở vị trí không đẹp nhưng luôn phải nhìn ra hướng tốt).

Một số lưu ý cần tránh khi chọn vị trí đặt bàn thờ cho nhà mới:

  • Không đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí trung tâm của ngôi nhà: Đây là nơi tụ khí chính trong nhà, dễ gây ra mất cân bằng các nguồn năng lượng.
  • Bàn thờ cũng không nên được đặt đối diện cửa chính: Bởi sẽ dễ làm thất thoát các luồng khí, khiến cuộc sống của gia đình gặp nhiều trục trặc.
  • Không đặt bàn thờ tại các khu vực thường xuyên qua lại: Vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của khu thờ tự.
  • Không đặt bàn thờ gần nhà tắm hoặc nhà vệ sinh: Vì khu vực này tụ nhiều uế khí.

Vị trí và hướng đặt bàn thờ cần tuân thủ những nguyên tắc phong thuỷ: Toạ cát hướng cát hoặc tọa hung hướng cát 

13. Bố trí ánh sáng

Theo quan niệm thiết kế nhà phong thuỷ, ánh sáng tự nhiên sẽ rất có lợi cho cơ thể con người, giúp giải phóng năng lượng xấu, đồng thời giúp nhà cửa sáng sủa hơn. Một ngôi nhà hợp phong thuỷ cần được thiết kế sao cho các phòng thoáng và có sự phân bổ ánh sáng tự nhiên hợp lý.

Chủ nhà nên tránh để ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà quá nhiều, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự hòa thuận trong gia đình: khó chịu, nóng nảy, gây mất hòa khí trong gia đình và giao tiếp.

Ngược lại, nếu ánh sáng mặt trời không chiếu vào nhà đủ, nhà sẽ trở nên tối tăm, ẩm thấp, làm cho âm khí chiếm ưu thế, dương khí suy yếu. Điều này sẽ làm cho người ở trong nhà rã rời, chán nản, chậm chạp, không có sự sáng tạo và tiến bộ.

Một ngôi nhà hợp phong thuỷ là những ngôi nhà được thiết kế sao cho các phòng thoáng và đầy ánh sáng tự nhiên.

14. Thiết kế không gian trong nhà thông thoáng

Phong thủy luôn đề cao sự thông thoáng trong nhà bởi điều này vừa giúp không gian sống thuận tiện vừa đảm bảo lưu giữ tài lộc, may mắn. Không gian thoáng khí là khi:

  • Được xây ở nơi thoáng khí: Cảnh quan xung quanh nhà thoáng đãng, không có quá nhiều nhà cao tầng hay cây cổ thụ to lớn. Xây nhà ở nơi thoáng nhưng tránh vị trí gió thổi quá mạnh để khỏi phát tán tài lộc.
  • Đồ đạc gọn gàng: Cách bài trí gọn gàng vừa thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt vừa giúp nguồn năng lượng được luân chuyển dễ dàng hơn.

Phong thủy nhà ở coi trọng sự thoáng khí để gia chủ vừa có không gian sống thuận tiện vừa đảm bảo lưu giữ tài lộc, may mắn

15. Thêm cây xanh trong không gian sống

Trong không gian nội thất, cây xanh là một điểm nhấn phong thuỷ quan trọng, giúp cân bằng năng lượng. Mỗi loại cây xanh lại mang những ý nghĩa khác nhau, hỗ trợ một khía cạnh trong cuộc sống của chủ nhà. Ví dụ, cây Kim Ngân đại diện cho tiền bạc và sự sung túc.

Cây xanh góp phần dung hòa và cân bằng các yếu tố phong thủy của ngôi nhà

16. Lựa chọn màu sơn hợp mệnh chủ nhà

Theo quan niệm phong thủy, mỗi người sinh ra đều có một mệnh thuộc ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi mệnh sẽ hợp với những màu sắc nhất định và tránh những màu sắc khác. 

Vì vậy, khi chọn màu sơn cho nhà, chủ nhà nên xem xét mệnh của mình để tạo nên không gian hài hòa và thuận lợi cho công việc, sức khỏe, tài lộc. Ví dụ, chủ nhà mệnh Kim nên lựa chọn các gam màu bản mệnh như trắng, xám hoặc các gam màu tương sinh như vàng.

 Mỗi mệnh sẽ hợp với những

Tư vấn màu sơn nội thất cho người MỆNH HỎA chuẩn PHONG THỦY